Bộ Thận
Bác sĩ Vũ Đức Đại
Bác sĩ Vũ Đức Đại
Đặc điểm: Bộ Thận (Bộ Âm Thủy thủ châm) lấy kinh Thận làm chủ kinh, các kinh Can, Tỳ, Đởm, Vị, Bàng Quang làm phụ kinh.
Video hướng dẫn
Hình ảnh thực tế
Điều trị:
- Các bệnh liên quan đến Thận và tiết niệu: sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận, viêm đường tiết niệu, sỏi niệu quản,..
- Các bệnh liên quan đến sinh dục, sinh sản: Kinh nguyệt ít, kinh nguyệt không đều, vô sinh, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh, tinh trùng yếu.
- Các bệnh liên quan đến sự phát triển và lão hóa ở trẻ nhỏ và người già: Chậm mọc răng, chậm nói, thấp bé, dậy thì muộn, dậy thì sớm, lão hóa, thoái hóa ở người già.
- Thận chủ cốt tủy (xương cốt): điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, thoái hóa xương, khớp, thoái hóa đĩa đệm, các bệnh liên quan đến tủy sống, các bệnh về máu như giảm tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu, bệnh máu trắng, leucemi, ung thư máu, rối loạn tiểu cầu, rối loạn đông máu.
- Thận liên quan đến các bệnh răng miệng: rụng răng, lung lay răng ở người già.
- Thận liên quan đến các bệnh tự miễn, di truyền: lupus ban đỏ hệ thống, hen,…
Huyệt Thận
-
Thận- Dũng Tuyền
- Vị trí: Điểm 1/3 trên đường nối khớp bàn ngón chân 2 với gót chân.
-
Thận- Nhiên Cốc
- Vị trí: Dọc theo đường cong của xương bàn chân, phía trước vị trí cao nhất của đường cong.
-
Thận- Thái Khê
- Vị trí: Trung điểm đường nối giữa mắt cá trong và mép gân gót.
-
Thận- Phục Lưu
- Vị trí: Từ huyệt Thái Khê đo thẳng lên 2 thốn.
-
Thận- Âm Cốc
- Vị trí: Phía sau khoeo chân, giữa gân 2 cơ ở khoeo.
-
Đởm- Dương Phụ
- Vị trí: Từ đỉnh cao nhất mắt cá ngoài đo lên 4 thốn.
-
Can- Trung Phong
- Vị trí: Khe giữa 2 gân cơ ở cổ chân.
-
Vị- Hãm Cốc
- Vị trí: Giữa kẽ ngón chân 2-3, trên khớp bàn ngón chân xa.
-
Tỳ- Đại Đô
- Vị trí: Chỗ lõm phía trước khớp bàn ngón chân cái, bờ trong xương bàn chân, ranh giới giữa da sáng màu và sậm màu.
-
BQ- Chí Âm
- Vị trí: Cạnh ngoài ngón út, cách gốc móng 0,1 thốn.
-
Vị- Túc Tam Lý
- Vị trí: Đặt ngón tay trỏ vào góc dưới xương bánh chè, ngón tay út chỉ vào đâu ở đó là huyệt.