Bộ Tỳ
Bác sĩ Vũ Đức Đại
Bác sĩ Vũ Đức Đại
Đặc điểm: Bộ Tỳ (bộ Âm Thổ túc châm) lấy kinh Tỳ làm chủ kinh, các kinh Thận, Can, Vị, Đởm, Bàng Quang làm phụ kinh.
Chủ trị:
- Tiêu hóa: Tỳ chủ vận hóa, tiêu hóa thức ăn, điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa như ăn không tiêu, đầy bụng sau ăn, ợ hơi sau ăn, ăn nhiều không béo, ăn nhanh đói, béo phì, đi ngoài phân sống, đi ngoài phân lỏng.
- Cơ nhục: Tỳ chủ cơ nhục, điều trị các bệnh liên quan đến cơ nhục như teo cơ, viêm cơ, cơ ít gầy yếu.
- Thấp: Tỳ chủ thấp, điều trị các chứng bệnh như mồ hôi dầu, hôi chân, hôi nách, mụn trứng cá mủ, hôi miệng, sâu răng, khí hư âm đạo, tuyến giáp nhiều nang.
- Tụy: Tỳ là tuyến tụy, điều trị các bệnh liên quan đến tiểu đường.
- Mỡ: Tỳ chủ về mỡ, điều trị béo phì, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, bệnh gouts (do ăn nhiều đồ dầu mỡ).
Video hướng dẫn
Hình ảnh thực tế
Huyệt Tỳ
-
Tỳ- Ẩn Bạch
- Vị trí: Góc ngón chân cái, cách móng chân 0,1 thốn.
-
Tỳ- Đại Đô
- Vị trí: Chỗ lõm phía trước khớp bàn ngón chân cái.
-
Tỳ- Thái Bạch
- Vị trí: Chỗ lõm phía sau khớp bàn ngón chân cái, ranh giới giữa da sáng màu và sậm màu.
-
Tỳ- Thương Khâu
- Vị trí: Chỗ lõm phía trước mắt cá trong, giữa gân cơ chân và mắt cá trong.
-
Tỳ- Âm Lăng Tuyền
- Vị trí: Chỗ lõm tạo bởi thân xương chày và đầu trên xương chày.
Huyệt Khác
-
BQ- Côn Lôn
- Vị trí: Từ đỉnh mắt cá ngoài đo thẳng ra, giữa mắt cá ngoài và gân gót.
-
Thận- Phục Lưu
- Vị trí: Từ huyệt Thái Khê đo thẳng lên 2 thốn.
-
Đởm- Túc Lâm Khấp
- Vị trí: Giữa ngón 4 và 5 bàn chân kéo thẳng lên gặp gân ngón út ở đâu thì huyệt nằm ở phía sau đó.
-
Can- Hành Gian
- Vị trí: Kẽ ngón chân 1-2 đo lên 0,5 thốn.
-
Vị- Lệ Đoài
- Vị trí: Cách góc móng ngoài ngón chân 2 0,1 thốn.
-
Đởm- Dương Lăng Tuyền
- Vị trí: Chạy dọc theo bờ xương phía ngoài chân, tìm chỗ lõm giữa 2 xương cẳng chân.