Vào nhóm học Lục Khí hàng tuần trên Zalo.

Lục Khí.

PHƯƠNG PHÁP ĐO NHIỆT ĐỘ KINH LẠC

Cover Image for PHƯƠNG PHÁP ĐO NHIỆT ĐỘ KINH LẠC
Bác sĩ Vũ Đức Đại
Bác sĩ Vũ Đức Đại

Phương pháp đo nhiệt độ kinh lạc Lê Văn Sửu được lương y Lê Văn Sửu bắt đầu nghiên cứu và phát triển từ năm 1983. Đây là phương pháp chẩn đoán, theo dõi đánh giá kết quả điều trị. Tôi được tiếp xúc với phương pháp này từ năm 2015. Qua thực tế lâm sàng, tôi nhận thấy phương pháp này rất đơn giản, chính xác và hiệu quả. Từ giữa năm 2015, tôi áp dụng phương pháp y dịch lục khí và đo nhiệt độ kinh lạc trong chẩn đoán và điều trị, nhận thấy nhiều kết quả khả quan. Chương này xin chia sẻ kinh nghiệm của tôi về phương pháp đo kinh lạc và sự kết hợp của nó với y dịch lục khí.

5.1 Tổng quan phương pháp đo nhiệt độ kinh lạc

5.1.1 Nguyên lý của phương pháp

Có rất nhiều cách hiểu về phương pháp đo kinh lạc. Nhưng với tôi, các bạn chỉ cần hiểu đơn giản như sau:

"Trong một cơ thể người bình thường, các cơ quan trong cơ thể hoạt động cân bằng điều hòa với nhau. Bệnh chỉ có hai trạng thái là hoạt động nhiều quá và hoạt động ít quá. Theo nguyên lý vật lý cơ bản, hoạt động nhiều sinh ra nhiệt nhiều, hoạt động ít sinh ra ít nhiệt. Bằng cách đo nhiệt độ tại huyệt đại diện cho tạng phủ (huyệt Tĩnh), ta sẽ biết được mức độ hoạt động của các cơ quan."

5.1.2 Thiết bị đo

Hình thức đo của thầy Lê Văn Sửu cùng các học trò trước đây là dùng bút đo kinh lạc có gắn với thiết bị máy tính có phần mềm. Tuy nhiên, bộ thiết bị này khá đắt (trên dưới chục triệu). Để đơn giản hóa và dễ dàng tiếp cận hơn với nhiều người, chúng ta sẽ sử dụng một chiếc nhiệt kế đo tai. Chiếc máy này được bán rất nhiều ở các cửa hàng thiết bị y tế.

  • Thiết bị đo

Một vài lưu ý khi chọn mua nhiệt kế đo tai:

  • Có rất nhiều loại nhiệt kế, nhưng phải chọn loại điện tử, không chọn loại thủy ngân. Chọn loại nhiệt kế đo tai, là loại có mỏ đo chồi ra. Tuyệt đối không chọn nhiệt kế đo trán.
  • Cách test thử nhiệt kế khi mua: đo đi đo lại tại cùng một vị trí nhiều lần, mỗi lần cách nhau 5s, nên đo vị trí trên cơ thể người. Nếu các kết quả đo giống nhau hoặc sai số không quá 0.01 thì là máy tốt.

Khi đã có thiết bị, chúng ta cần phần mềm nhập.Phần mềm được cung cấp trong khóa học Lục Khí Trung Cấp Bậc 1

5.1.3 Thao tác đo

Chuẩn bị bệnh nhân:

  • Bệnh nhân nghỉ ngơi 10 phút trước khi đo.
  • Nên đặt chân bệnh nhân lên một chiếc ghế nhỏ để cách nhiệt với mặt đất.
  • Hai chân, hai tay cách xa nhau ít nhất 5 cm.
  • Trong quá trình đo, hạn chế chạm tay vào người bệnh.
  • Đo từ trên xuống dưới (tay trước, chân sau), từ trái qua phải (bên trái trước, bên phải sau) lần lượt các vị trí sau. Vị trí đo

5.1.4 Nhập liệu

Nhập liệu

5.2 Đọc kết quả biểu đồ đo kinh lạc

5.2.1 Tổng quan

Phần kết quả số đo bình quân toàn cơ thể chia làm 3 khu vực: phần trên là biểu đồ 1 cột, phần giữa là biểu đồ 2 cột, phần dưới cùng là trị số số đo. Đọc kết quả biểu đồ đo kinh lạc

Phần trục hoành là 12 tạng phủ trong cơ thể: bao gồm Tiểu Trường, Tâm, Tam Tiêu, Tâm Bào Lạc, Đại Trường, Phế, Bàng Quang, Thận, Đởm, Vị, Can, Tỳ. Phần trục tung là các số biểu thị khả năng hoạt động của tạng phủ.

Quay trở lại nguyên lý của phương pháp: "Trong một cơ thể người bình thường, các cơ quan trong cơ thể hoạt động cân bằng điều hòa với nhau. Bệnh chỉ có hai trạng thái là hoạt động nhiều quá và hoạt động ít quá. Theo nguyên lý vật lý cơ bản, hoạt động nhiều sinh ra nhiệt nhiều, hoạt động ít sinh ra ít nhiệt". Như vậy, cơ quan bình thường là cơ quan hoạt động không nhiều, không ít, như vậy tạng phủ nào dao động quanh mốc 0% thì hoạt động bình thường. Trong biểu đồ trên là kinh Thận.

Phân định hàn nhiệt: trên mốc 0% là nhiệt (hoạt động nhiều), dưới 0% là hoạt động ít. Ở trên biểu đồ, hàn gồm có: Tiểu Trường hàn, Đảm hàn. Nhiệt gồm có Vị, Can, Tỳ, Bàng Quang, Phế, Đại Trường, TBL, Tam Tiêu, Tâm.

Phân loại mức độ bệnh: Mặc dù cùng là hàn nhiệt, nhưng cột càng cao hoặc cột càng thấp thì bệnh càng nặng. Để đơn giản hóa, ta phân loại mức độ bệnh theo chiều cao của cột như sau:

  • Không bệnh (-100% đến 100%): Mặc dù 0% là mức độ khỏe mạnh lý thuyết nhưng trong thực tế lâm sàng không phải lúc nào cũng đạt được nên ta lấy mốc -100 đến 100 là mốc chấp nhận được coi là không bệnh.
  • Bệnh nhẹ: trị số từ 100 đến 200 là bệnh nhẹ (-100 đến -200, 100 đến 200).
  • Bệnh nặng: trị số trên 200% (trên 200% hoặc dưới -200%).

Như vậy, trên biểu đồ, bệnh nặng gồm có Can nhiệt. Bệnh nhẹ gồm có Vị nhiệt, Tỳ hàn, Phế nhiệt, Đại Trường nhiệt, TBL nhiệt, Tâm nhiệt, Đảm hàn.

Phân định hư thực: Để phân định biểu, lý chúng ta cần dùng biểu đồ hai cột phần dưới. Cột màu hồng là bên trái, cột màu xanh là bên phải, cột đỏ là cột chênh lệch chỉ số. Nếu hai cột bên trái và bên phải cùng hướng (cùng hướng lên hoặc cùng hướng xuống) thì gọi là lý. Ví dụ trong biểu đồ trên, Vị lý nhiệt (bên trái 150, bên phải 225). Biểu chứng là hai cột trái và phải trái dấu nhau. Ví dụ Tiểu trường biểu hàn. Bệnh ở biểu là bệnh cấp, mới mắc nếu chữa dùng phép tả, công phạt. Bệnh ở lý là bệnh mạn tính, lâu ngày, nếu chữa dùng phép bổ.

Như vậy, trong phần chẩn đoán sơ bộ chúng ta cần phải trả lời các câu hỏi sau:

  • Tạng phủ nào có bệnh? Hàn hay nhiệt?
  • Mức độ bệnh ra sao?
  • Bệnh ở biểu hay bệnh ở lý?

5.2.2 Chẩn đoán triệu chứng

Sau khi xem biểu đồ và chẩn đoán sơ bộ, chúng ta đến phần dựa vào biểu đồ để đọc ra triệu chứng của bệnh nhân.

Tạng Phủ Hàn Nhiệt
Tiểu Trường Đau bụng, chướng bụng, khó tiêu, đau vùng quanh rốn. Đau bụng quanh rốn, từng cơn, đại tiện phân lỏng, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn.
Tâm Mệt mỏi, khó thở, vận động nhanh mệt, chân tay dớp lạnh, các chứng về suy tim, hở hẹp van tim, rối loạn nhịp tim. Mất ngủ, hay mơ, thao cuồng, trống ngực, tim đập nhanh. Thần kinh suy nhược, trầm cảm, rối loạn lo âu,…
Tâm Bào Lạc Sốt cao, hôn mê, hoang tưởng ảo giác, hay bị bóng đè, ngủ hay mộng mị, điên chứng.
Tam Tiêu Phụ thuộc thêm vào các chứng của thượng tiêu trung tiêu, hạ tiêu
Đại Trường Đi ngoài phân lỏng, nước, đại tiện nhiều lần Táo bón, đi ngoài đau rát hậu môn, viêm đại tràng, viêm đại tràng kích thích, hội chứng ruột kích thích. Đi ngoài ra máu mủ
Phế Nặng ngực, đoản hơi, khó thở. Nói nhanh mệt. Ho, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm tai giữa, sợ gió, sợ lạnh
Bàng Quang Đái nhiều, tiểu đêm, nước tiểu trong. Đái nhiều, đái buốt rắt, tiểu máu, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang.
Thận Chân tay lạnh, dễ cảm nhiễm phong hàn, tự hãn, ù tai, đau lưng, sinh lý sinh dục suy giảm, vô sinh, suy giảm trí nhớ, hay quên. Chân tay ấm nóng, đại tiện khô táo, sốt về chiều, mồ hôi trộm, khát nước, da khô.
Đởm Tiêu hóa kém đặc biệt là đồ mỡ, sữa. Lở ngứa, đau đầu, co giật, động kinh,…
Vị Chướng bụng, kém ăn, khó tiêu. Đau bụng trước ăn, đau nóng rát. Viêm dạ dày, viêm tá tràng.
Can Xơ gan, suy gan, cổ chướng, xuất huyết, vàng da, ung thư gan. Viêm gan virut, viêm gan rượu, đau tức sườn, ăn uống khó tiêu, uất ức trong lòng.
Tỳ Gầy yếu, chán ăn, da thịt gầy còm, đại tiện lỏng, ăn khó tiêu. Đau các khớp do thấp, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ.

Trên đây là một số gợi ý cơ bản trong việc chẩn đoán bệnh dựa theo biểu đồ kinh lạc. Tất nhiên là còn rất nhiều triệu chứng nữa nhưng trong phạm vi cuốn sách này không thể nêu hết ở đây được.

Lưu ý khi dùng phương pháp đo nhiệt độ kinh lạc trong chẩn đoán: Do sự hoạt động của tạng phủ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu, cảm xúc nhất thời của người bệnh, vậy nên để tìm ra biểu đồ đo chính xác nhất của một người bệnh, cần đo nhiều lần, nhiều ngày để nhận diện được xu thế của tạng phủ từ đó suy ra gốc bệnh. Ví dụ sau khi đo nhiều lần mà Thận đều hàn nhiều, như vậy bệnh nhân chắc chắn Thận dương hư. Tuy nhiên, nếu đo Vị hôm nay nhiệt 100% hôm sau đo Vị bình thường thì có thể hôm trước đo lúc mới ăn xong thì Vị sẽ nhiệt hơn bình thường. Do vậy, một tạng phủ nào đó đo trong nhiều ngày không ổn định có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết, cảm xúc, ăn uống hoặc có thể do bệnh cấp mới mắc. Do vậy, với mỗi lần đo kết quả đo kinh lạc khác nhau, cần phải tìm hiểu nguyên nhân và giải thích hiện tượng đó là do bệnh lý hay do sinh lý.

5.2.3 Một số ca bệnh được chẩn đoán bằng đo kinh lạc

  1. Đau vai gáy/ Nhiễm phong hàn/ Thận dương hư Đau vai gáy

    Trường hợp này hay gặp trong thực tế bệnh nhân đau vai gáy, hoặc có các triệu chứng hô hấp như ho, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Đa phần những người này thường kèm theo chứng thận dương hư, biểu hiện: chân tay lạnh, đại tiện lỏng, nát, tự hãn, hay quên, giảm trí nhớ, sinh lý sinh dục yếu, vô sinh,…

    Nhiễm phong hàn: gây ra các triệu chứng đau vai gáy, nhức mỏi người, triệu chứng hô hấp như ho, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Khi nhiễm phong hàn, biểu đồ kinh lạc sẽ có đặc điểm: Tiểu Trường hàn, Bàng Quang hàn, Phế nhiệt. Bởi lẽ theo thuyết Thương Hàn Luận, hàn tà ban đầu xâm nhập Thái Dương kinh gồm có Tiểu Trường kinh và Bàng Quang kinh, do vậy Tiểu Trường, Bàng Quang mới nhiễm hàn khí do đó mà hàn. Phế là tạng nhạy cảm nhất, dễ nhiễm ngoại nhân do đó mà gây ra các triệu chứng về hô hấp. Trong Tây y có thể là các chứng viêm phổi, viêm phế quản, viêm amidan, viêm mũi dị ứng,…

    Chứng thận dương hư: biểu đồ kinh lạc biểu hiện thận hàn, gây ra chứng chân tay lạnh, sợ gió sợ lạnh. Người thận dương hư dễ nhiễm phong hàn. Đau vai gáy

  2. Can thận âm hư sinh ra chứng yếu liệt tay chân, tăng huyết áp

    Bệnh nhân nữ 62 tuổi, tăng huyết áp 10 năm điều trị thường xuyên, yếu liệt tay chân do Parkinson, táo bón, sốt về chiều, da khô. Ngủ hay mơ chuyện hoang đường. Nhìn mặt người ra hình các con vật, đêm ngủ tự tưởng tượng ra có tiếng người gọi mình,…

    Số đo kinh lạc của bệnh nhân này: yếu liệt tay chân

    • Thận âm hư biểu hiện ở thận nhiệt 240%.
    • Can âm hư biểu hiện ở can nhiệt 240% (tuy nhiên Can có thể nhiệt ở các trường hợp khác).
    • Âm hư mà hỏa vượng bốc lên phiền đến tâm cho nên Tâm nhiệt, Tâm Bào Lạc nhiệt gây ra chứng mất ngủ, hay mơ, hoang tưởng, ảo giác. Tâm nhiệt, Can nhiệt cũng gây ra chứng tăng huyết áp.
    • Âm hư mà thiếu tân dịch dẫn đến táo bón, ở đây ta đo Đại Trường nhiệt.
  3. Tăng huyết áp/ thận dương hư Tăng huyết áp

    Bệnh nhân nữ 58 tuổi, đến khám vì đau gáy không quay được cổ. Tăng huyết áp 5 năm điều trị thuốc không thường xuyên. Huyết áp tăng giảm thất thường.

    Bệnh nhân này có mẫu kinh lạc thận dương hư/ nhiễm phong hàn: Tiểu Trường hàn, Bàng Quang hàn, Phế nhiệt gây ra đau vai gáy.

    Tăng huyết áp do có Tâm nhiệt, TBL nhiệt, Can nhiệt. Mất ngủ, khó ngủ, táo bón.

  4. Rối loạn tiêu hóa/ ngộ độc thức ăn Rối loạn tiêu hóa

    Bệnh nhân nữ 25 tuổi, đến khám vì đau bụng vùng thượng vị và quanh rốn, đau quặn từng cơn, kèm theo nôn nhiều, không sốt.

    Số đo kinh lạc như sau: Vị nhiệt, Tiểu trường nhiệt. Nhiệt chứng thường biểu hiện các chứng viêm. Ở đây là viêm ruột non, viêm dạ dày do ngộ độc thức ăn.

  5. Điên chứng/ Đờm hỏa nội nhiễu

    Bệnh nhân nữ 20 tuổi, mắc điên chứng. Bệnh nhân tự hò hét, quát mắng người khác, tự cởi quần áo chạy khắp nơi. Đã khám tâm thần chẩn đoán loạn thần. Điều trị thuốc chống loạn thần thì ngủ nhiều, đờ đẫn, mất thần.

    Chứng tâm nhiệt, tâm bào nhiệt có thể gây ra điên chứng gồm các triệu chứng hò hét, chạy nhảy, thao cuồng. Đờm chứng thể hiện tại Tỳ nhiệt. Tỳ có chức năng trục thấp hóa đờm, Tỳ nhiệt nên không đủ chức năng sinh ra chứng đờm hỏa. Đờm hỏa từ đó mà làm nhiễu loạn Tâm gây ra Tâm chứng. Điên chứng

  6. Chứng đau trong xương

    Bệnh nhân nữ 22 tuổi, tiền sử gãy 2 tay, 1 chân ngày bé. Mỗi khi thay đổi thời tiết đau trong xương, ngứa trong xương rất khó chịu.

    Chứng đau trong xương này, có cảm giác ngứa, kiến bò trong xương, phần nhiều thuộc phong chứng. Phong chứng còn gây ra các chứng ngứa ngáy ngoài da. Thường biểu hiện ở số đo kinh lạc là Đảm nhiệt. Chứng đau trong xương

  7. Ung thư phổi

    Bệnh nhân nữ 65 tuổi, tiền sử ung thư vú cách 3 năm đã cắt một bên vú, xạ trị. Sau 3 năm, xuất hiện khó thở, đau ngực, đi khám phát hiện tràn dịch màng phổi và ung thư phổi.

    Thường các chứng trạng ung thư khi đo kinh lạc, tạng phủ nào có u thì sẽ rất âm. Ở đây Phế -900%, đại trường -900%. Chứng tỏ rằng khả năng hoạt động, làm việc của Phế rất kém. Phế hoạt động kém thì cơ quan thiếu khí thì Tâm phải hoạt động bù để cung cấp cho các cơ quan khác, do vậy Tim đập nhanh hơn nên Tâm là +900%. Ung thư phổi

Trên đây là một vài ví dụ cho một số trường hợp sử dụng phương pháp đo kinh lạc cho một số bệnh nhân. Nên nhớ rằng, kiến thức đông y càng chắc chắn thì việc chẩn đoán bằng số đo kinh lạc càng cụ thể, chính xác.

5.3 Cơ chế kết hợp của y dịch lục khí và phương pháp đo kinh lạc

Để hiểu rõ hơn về cơ chế y dịch lục khí, vui lòng đọc cuốn: “Hướng dẫn học châm cứu lục khí”. Phần này chỉ nêu tóm tắt:

Quy tắc trao đổi hành trong y dịch lục khí: “Huyệt hành X trên kinh hành Y nối với huyệt hành Y trên kinh hành X”.

Khi trao đổi hành thì kinh khí giữa hai tạng phủ sẽ dịch chuyển sang nhau. Như vậy, nếu ta nối tạng phủ nhiệt (hoạt động nhiều) và tạng phủ hàn (hoạt động ít), kinh khí giữa hai tạng phủ sẽ dịch chuyển sang nhau. Do vậy, tạng phủ nhiệt sẽ bớt nhiệt, tạng phủ hàn sẽ bớt hàn.

Ví dụ biểu đồ của bệnh nhân ung thư phổi: Chứng đau trong xương

Trong trường hợp này, Tâm hoạt động nhiều, Phế hoạt động ít, Tâm nhiệt, Phế hàn. Ta coi Tâm là cốc nước đầy, Phế là cốc nước vơi. Nếu ta dùng dây nối cốc nước đầy và cốc nước vơi thì nước từ cốc đầy sẽ chuyển sang cốc vơi. Giống như nhiệt sẽ chuyển từ Tâm sang Phế.

Để trao đổi kinh Tâm và kinh Phế ta dùng huyệt Linh Đạo - Ngư Tế. (Chi tiết xin xem cuốn “Hướng dẫn học châm cứu lục khí”).

Như vậy, với mỗi biểu đồ kinh lạc của bệnh nhân, ta sẽ kết nối nhóm tạng phủ Nhiệt - với nhóm tạng phủ Hàn để trao đổi năng lượng giữa chúng.

Ví dụ 1: Chứng đau trong xương

B1: Chọn hai tạng phủ Hàn nhất và hai tạng phủ Nhiệt nhất.

Hai tạng phủ Hàn nhất là Bàng Quang và Thận.

Hai tạng phủ nhiệt nhất là Can và TBL.

Chúng ta chọn 2 cặp Hàn - Nhiệt thì số lượng huyệt sẽ vừa phải, không quá ít, không quá nhiều. Tùy từng trường hợp, các bạn có thể linh động chọn tạng phủ Hàn - Nhiệt khác nhau. Ở đây chỉ đưa ra trường hợp quy chuẩn nhất.

B2: Kết nối các tạng phủ vừa chọn:

Thận Bàng Quang
Can Trung Phong - Nhiên Cốc Thái Xung - Thúc Cốt
Tâm Bào Lạc Đại Lăng - Thái Khê Lao Cung - Kinh Cốt

B3: Kết luận

Với trường hợp bệnh nhân này ta dùng các huyệt sau: Trung Phong, Nhiên Cốc, Đại Lăng, Thái Khê, Thái Xung, Thúc Cốt, Lao Cung, Kinh Cốt. Chứng đau trong xương

Ví dụ 2: Chứng đau trong xương

B1: Chọn tạng phủ Hàn - Nhiệt

Hai tạng phủ Hàn nhất: Phế, Đại Trường.

Hai tạng phủ Nhiệt nhất: Tâm, Tiểu Trường.

B2: Kết nối các tạng phủ vừa chọn

Phế Đại Trường
Tâm Linh Đạo - Ngư Tế Thần Môn - Tam Gian
Tiểu Trường Dương Cốc - Thiếu Thương Uyển Cốt - Nhị Gian

B3: Kết luận

Các huyệt cần dùng: Linh Đạo, Ngư Tế, Thần Môn, Tam Gian, Dương Cốc, Thiếu Thương, Uyển Cốt, Nhị Gian. Chỉ cần châm đủ huyệt không cần theo thứ tự. Huyệt nào không châm có thể dùng salopas dán lên huyệt cũng có tác dụng điều trị.

Ví dụ 3: Bệnh nhân tăng huyết áp, thận dương hư Chứng đau trong xương

B1: Chọn cặp Hàn - Nhiệt

Bệnh nhân này tăng huyết áp, nếu ta muốn điều trị tăng huyết áp trước tiên thì ta nên chọn các tạng phủ liên quan tới tăng huyết áp, ở đây có Tâm, TBL, Can. Vậy ta chọn Nhiệt: Tâm, TBL, Can.

Bệnh nhân này tăng huyết áp do Thận Dương Hư nên ta chọn Hàn là Thận.

B2: Kết nối tạng phủ vừa chọn

Thận
Tâm Thiếu Hải - Dũng Tuyền
Tâm Bào Lạc Đại Lăng - Thái Khê
Can Trung Phong - Nhiên Cốc

Huyệt kết nối Dũng Tuyền (quy tắc tĩnh âm hợp dương) là Túc Tam Lý.

B3: Kết luận

Bệnh nhân này chúng ta dùng huyệt: Thiếu Hải, Dũng Tuyền, Đại Lăng, Thái Khê, Trung Phong, Nhiên Cốc, Túc Tam Lý.

Ví dụ 4: Chứng đau trong xương

B1: Chọn cặp Hàn - Nhiệt

Hàn: Tiểu Trường, Tam Tiêu.

Nhiệt: Tỳ, Thận.

B2: Kết nối các tạng phủ vừa chọn

Tiểu Trường Tam Tiêu
Tỳ Uyển Cốt - Đại Đô Thương Khâu - Dịch Môn
Thận Nhiên Cốc - Dương Trì

Lưu ý: Kinh Thận và Tiểu Trường cùng là hành Thử nên không cần và không thể trao đổi hành được.

B3: Kết luận

Bệnh nhân này dùng huyệt: Uyển Cốt, Đại Đô, Thương Khâu, Dịch Môn, Nhiên Cốc, Dương Trì.

Phương pháp kết nối của y dịch lục khí rất phù hợp với phương pháp đo nhiệt độ kinh lạc. Sự kết hợp này mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị. Với mỗi bệnh nhân, có thể cùng một bệnh nhưng số đo khác nhau thì toa châm khác nhau chứ không dùng chung một toa châm. Điều này mang lại hiệu quả tối ưu trong điều trị. Hiệu quả của phương pháp này nằm ở cách chọn cặp Hàn - Nhiệt, kiến thức càng tốt, chọn tạng phủ đúng với triệu chứng và nguyên nhân thì điều trị sẽ rất nhanh chóng.

5.4 Ứng dụng của phương pháp đo kinh lạc trong đánh giá kết quả điều trị

Nếu một phương pháp điều trị bệnh hiệu quả thì các chỉ số trong biểu đồ kinh lạc sẽ dịch chuyển theo hướng tốt hơn. Dưới đây là biểu đồ sau điều trị của bệnh nhân ung thư phổi: Chứng đau trong xương Chứng đau trong xương

Với bệnh nhân này, sau khi châm sao Phế hàn từ -900% giảm xuống -100%, Đại Trường hàn -900% giảm còn -200%, Tâm nhiệt 900% giảm còn 200%, Tiểu trường nhiệt 500% giảm còn 120%. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân sau châm không cần phải dùng oxy để hỗ trợ thở, có thể đi lại nhẹ nhàng trong phòng. Như vậy, sự thay đổi của số đo phù hợp với sự thay đổi trong lâm sàng. Vậy phương pháp của chúng ta sử dụng rất hiệu quả.

Như vậy, phương pháp đo nhiệt độ kinh lạc này có thể giúp đánh giá quá trình tiến triển của bệnh, cũng như kết quả của điều trị. Đặc biệt giúp ích cho các trường hợp bệnh nặng, có thể triệu chứng chưa chuyển nhưng trên số đo đã thay đổi, ta lại càng vững tin vào phương pháp lựa chọn điều trị. Qua thực tế lâm sàng, có một vài điểm lưu ý trong việc ứng dụng trong theo dõi điều trị chia sẻ với các bạn:

  1. Luôn luôn đo lại biểu đồ kinh lạc sau mỗi buổi điều trị và sau một đợt điều trị.
  2. Xem sự thay đổi của các tạng phủ bị bệnh. Nếu có sự thay đổi của các tạng phủ không bệnh thì đa số không quá đáng lo, vì đó là nhất thời, tự tạng phủ đó sẽ điều chỉnh cân bằng.
  3. Một số trường hợp ngay sau điều trị, kinh lạc thường rối loạn, thay đổi thất thường nhưng sau đó ngày hôm sau đo lại thì số đo lại ổn định.

Dưới đây là một số kinh nghiệm của tôi khi ứng dụng phương pháp đo nhiệt độ kinh lạc và y dịch lục khí.

_Đăng kí khóa học Lục Khí Trung Cấp Bậc 1 tại đây _